logo Tư vấn pháp luật Trao đổi kinh nghiệm

(hoahoctro.vn)Tọa đàm ''Hiệu trưởng thay đổi'': Khi các Hiệu trưởng trải lòng về trường học hạnh phúc
(16:12, 27/11/2019)
Sau chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi", Đài truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp nối mong muốn xây dựng những ngôi trường hạnh phúc qua tọa đàm "Hiệu trưởng thay đổi".
 
Vừa qua, tại Hội trường 700 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã diễn ra buổi tọa đàm "Hiệu trưởng thay đổi" với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo Bộ và các vụ liên quan, cùng gần 400 hiệu trưởng đến từ khắp nơi trên cả nước. Với mong muốn thay đổi để xây dựng ngôi trường hạnh phúc, các hiệu trưởng - người đứng đầu trường học đã cùng nhau lắng nghe những phương pháp từ diễn giả và chia sẻ câu chuyện của chính mình.
 
Diễn giả của buổi tọa đàm chính là các thành viên trong Hội đồng cố vấn cho dự án Trường học hạnh phúc: thầy Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Peck Cho - giáo sư từ Đại học Hàn Quốc, cô Trần Thị Lệ Thu - Trưởng bộ môn Tâm lý học ứng dụng ĐH Sư phạm Hà Nội. Mỗi người truyền tải một nội dung, một nguồn cảm hứng riêng.
 
Thầy Nguyễn Văn Hòa chia sẻ hành trình 25 năm làm hiệu trưởng của mình. Từ khi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có 160 học sinh, đến 3-4000 học sinh, thầy vẫn giữ nguyên quan điểm về một nơi mỗi học sinh không chỉ học tập mà còn để chung sống và hạnh phúc. Những khó khăn trong hành trình 25 năm được chia sẻ xúc tích nhưng cảm động, trở thành động lực để những vị khách đặc biệt ngồi dưới khán đài xây dựng trường học bằng sự thông cảm, tôn trọng và yêu thương, không chỉ với học sinh mà còn với các thầy, cô giáo.
 
Điều khiến thầy Hòa trăn trở nhất về giáo dục hiện nay chính là nạn bạo lực và bắt nạt học đường.
Vậy tại sao cần xây dựng trường học hạnh phúc? Bởi sự sáng tạo, bản sắc riêng biệt của học sinh chỉ được thể hiện tuyệt vời nhất trong một môi trường không tồn tại áp lực hay sự sợ hãi. Thầy Peck Cho đã chỉ ra điều này khi giải thích về cấu tạo của não bộ. Theo thầy, những ngôi trường MAD (Memorizing - Ghi nhớ, Analyzing - Phân tích, Data Process - Xử lý dữ liệu) và SAD (Servant-puppet - Rối gỗ, Admission orient - Quen với việc thụ động tiếp nhận, Dreamless - Không có ước mơ) vẫn còn tồn tại rất nhiều ở Việt Nam, và đó là lý do khiến chúng ta cần một sự đổi mới. 
 
Ở kỷ nguyên công nghệ, AI đang dần thay thế điều mà các bạn học sinh phải làm trong ngôi trường MAD. Vậy nên với nền giáo dục của tương lai, chính những người hiệu trưởng sẽ là người thay đổi để tạo ra sự tích cực.
 
Thầy Peck Cho chính là người thiết kế chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi".
Sau phần chia sẻ của thầy Peck Cho, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ bày tỏ : "Hạnh phúc là một quá trình, chúng ta cứ xây đắp thì dần dần nó sẽ lan tỏa sang phụ huynh, rồi sẽ lan tỏa ra các cơ quan quản lý nhà nước và sẽ lan tỏa rất mạnh đến các cơ quan hoạch định chính sách, trong đó có các vụ cục của Bộ Giáo dục". 
 
 

Một khoảnh khắc rất ấm áp giữa bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và giáo sư Peck Cho.
Tọa đàm kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, nhưng giữa những bài chia sẻ từ diễn giả vẫn luôn vang vọng tiếng vỗ tay hưởng ứng, đồng tình của các thầy, cô giáo hiệu trưởng có mặt trong hội trường. Nguồn cảm hứng được lan tỏa đến người đứng đầu mỗi trường học như một lời hứa hẹn rằng những ngôi trường hạnh phúc dành cho teen chúng mình sẽ được dựng xây trong tương lai. 

  


Các tin khác
Ngành Giáo dục Phú Thọ Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ trong trường học (05/11/2019)
VĂN HÓA ỨNG XỬ NHÀ GIÁO - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ (15/03/2019)
Những khó khăn, thách thức đối với đội ngũ Giáo viên trung học phổ thông hiện nay khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và giải pháp khắc phục (15/03/2019)
(GD&TĐ)Nhân lên những tấm gương “Giỏi việc trường - Đảm việc việc nhà" (08/03/2019)
(GDVN)Nhất định không bao giờ có thầy cô nào chửi học sinh “mặt người óc lợn” (08/05/2018)
(GD&TĐ)Xử lý đúng người, đúng việc vụ “cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh” (06/03/2018)
Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Chuyển từ “lượng” sang “chất” (21/12/2017)
Để tổ chức công đoàn giáo dục không phải là “bánh xe thứ 5" (09/11/2017)
(GD&TĐ)Giáo viên mầm non nhận lương hưu thấp: không thể để lịch sử lặp lại (01/11/2017)
Niềm vui của Mẹ (08/02/2017)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18461880
Online: 460
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn