logo Chuyên đề Gương Nhà giáo và Người lao động

Như hoa giữa đời
(15:02, 13/12/2020)

Ai đó đã từng nói “Dưới ánh mặt trời không có nghề gì cao quý hơn nghề giáo”.Câu nói ấy không chỉ như một lời ngợi ca, một sự tôn vinh nghề giáo mà còn là lời nhắc nhở giáo giới chúng tôi về trọng trách mà xã hội giao phó. Để rồi dưới ánh sáng lung linh của mặt trời đã có biết bao tấm gương nhà giáo vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người cao cả. Họ đã sống xứng đáng với nghề sống không thẹn với lòng, với đời. Trong số những con người cao quý ấy tôi muốn kể về cô Văn Thị Hoài Thương, giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Trần Văn Quan, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Cô Thương sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Củ Chi - Đất thép thành đồng, vùng quê nghèo khó với lương thực chính trong các bữa ăn của nhiều gia đình là món khoai mì. Nơi đây còn được biết đến với di tích địa đạo Bến Dược, hệ thống đường hầm trú ẩn của du kích thời chống Mỹ. Quê hương nghèo khó mà anh dũng đã cho cô một tuổi thơ êm đềm và hun đúc trong cô những năng lực và phẩm chất của một nhà giáo tương lai. Xuất thân trong một gia đình nông dân có tới 9 người con, bản thân cô đã phải tự lập và cố gằng vươn lên với ước mơ trở thành cô giáo. Bao khó khăn được đền đáp khi năm 2002 cô Hoài Thương tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh và về nhận công tác tại trường trung học kĩ thuật nghiệp vụ Phú Lâm quận 6. Cô bước vào nghề với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đến năm 2004 cô lập gia đình chọn mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu làm nơi ươm mầm hạnh phúc và bắt đầu công tác tại trường THPT Long Hải, Phước Tỉnh, cả thanh xuân và hạnh phúc của cô gắn với ngôi trường này. Năm 2019 cô chia tay trường THPT Long Hải, Phước Tỉnh sau 15 năm gắn bó bởi một biến cố của gia đình. Người bạn đời cũng là người đồng nghiệp của cô qua đời sau một thời gian ngắn mắc bệnh hiểm nghèo. Nỗi mất mát quá lớn và đột ngột khiến cô chông chênh, hụt hẫng và bơ vơ rồi cô gượng dậy vì các con, mạnh mẽ vượt qua nỗi đau của riêng mình. Cô xin chuyển trường rời xa nơi đầy kỉ niệm để về công tác tại trường THPT Trần Văn Quan, nơi gần nhà hơn để cô có điều kiện thay chồng dạy bảo hai con còn thơ và chăm sóc mẹ chồng tuổi cao sức yếu. Về trường THPT

Trần Văn Quan, cô hòa nhập rất nhanh, hết lòng tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, trau dồi phương pháp giảng dạy, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt cô còn tham gia hội giảng và được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường. Chính sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc cùng lối sống giản dị, mẫu mực khiến cô luôn được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến. Cô vượt qua những khó khăn, mất mát của bản thân để hàng ngày bước trên bục giảng bằng sự tự tin, bản lĩnh và tràn đầy tình yêu với nghề với người. Chưa bao giờ tôi thấy cô than vãn về những nhọc nhằn của nghề dạy học hay những áp lực của cuộc sống khi vừa là cha vừa là mẹ dạy dỗ cho hai con đang tuổi ăn tuổi học vừa chăm lo cho mẹ chồng khi tuổi già có lúc khó tính khó chiều. Cả trên bục giảng và ngoài đời sống cô đều trọn nghĩa vẹn tình, bởi cô không muốn những bài học đạo lý dạy cho học trò chỉ là lời nói suông. “Người thầy như ngọn nến đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian” câu nói ấy thật đúng với người đồng nghiệp thân thương của tôi. Tuy mới công tác cùng nhau hơn một năm nhưng tôi đã học được ở cô Thương rất nhiều điều. Tôi quý cô ở sự hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp. Tôi trọng cô ở tinh thần cầu thị, tận tâm, tận tụy với nghề. Tôi khâm phục cô ở ý chí kiên cường, ở cách mà cô vượt qua nỗi đau để thành điểm tựa cho các con, cho mẹ già. Cô là tấm gương sáng mà ai cũng thấy ở đó bài học làm nghề, làm người.

Cuộc sống quanh ta luôn có những con người thật bình dị nhưng cũng thật cao cả như thế. Họ như con ong cần mẫn, chăm chỉ, chắt chiu gom nhặt để dâng mật ngọt cho đời. Họ cũng thật giống bông hoa trong thơ Phạm Tiến Duật

“Cây cúc đắng quên lòng mình đang 

đắng Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”

Không ai có thể chọn cho mình cách được sinh ra, nhưng chúng ta có thể chọn cho mình cách sống và cô Văn Thị Hoài Thương đã chọn cho mình một cách sống thật ý nghĩa, thật cao đẹp như hoa giữa đời.

 

  


Các tin khác
Ký ức (13/12/2020)
Nhà giáo tâm huyết (30/11/2020)
TẤM GƯƠNG SÁNG TRONG CÔNG TÁC ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT (13/09/2020)
Cô giáo Lê Thị Nguyệt – Biểu tượng đẹp về ngôi trường hạnh phúc (17/08/2020)
NỮ CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN - TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS&THPT HUYỆN BẮC HÀ, LÀO CAI (21/06/2020)
Người hiệu trưởng lặng thầm (19/06/2020)
Thầy giáo trẻ của những học sinh giỏi Tin học (21/05/2020)
Ngành Giáo dục & Đào tạo quận Hoàn kiếm, Hà Nội – nét đẹp nhân ái trong phòng chống dịch Covid - 19 (21/05/2020)
Gương điển hình về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” – người truyền lửa (17/05/2020)
Tấm gương nhà giáo giàu nghị lực và khát vọng (07/05/2020)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17603283
Online: 1638
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn