logo Tư vấn pháp luật Trao đổi kinh nghiệm

Ngành Giáo dục Phú Thọ Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ trong trường học
(14:11, 05/11/2019)

Toàn ngành Giáo dục Phú Thọ hiện có 922 trường mầm non, phổ thông với trên 350 nghìn học sinh và gần 26 nghìn cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ).

Có thể khẳng định, trong những năm qua việc thực hiện dân chủ cơ sở trong trường học được triển khai đồng bộ; quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng và vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Kết quả việc thực hiện dân chủ đã tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ; bảo đảm quyền, lợi ích của đội ngũ CBNGNLĐ; nền nếp, kỷ cương học đường được duy trì, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, bệnh thành tích, hình thức, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Hội nghị cán bộ, viên chức Trường THPT Hương Cần, năm học 2019-2020

Hội nghị người lao động Trường THPT Lâm Thao, năm học 2019-2020

Tuy nhiên, ở một số nhà trường, nhận thức của người đứng đầu và nhà giáo, người lao động về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng thực hành dân chủ ở cơ sở còn hạn chế; việc công khai các nội dung để nhà giáo, người lao động được biết, nhất là về thu, chi tài chính chưa được tốt; vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường còn hình thức,...

Để nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ, trong thời gian tới, các nhà trường cần:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với việc thực hiện dân chủ trong nhà trường, đảm bảo công tác dân chủ được thực hiện đúng pháp luật, hạn chế những biểu hiện xa rời dân chủ, lạm quyền, lộng quyền.

2. Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBNGNLĐ về vai trò, tầm quan trọng cũng như các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hình thức dân chủ cơ sở, cụ thể:

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế làm việc, quy định về quy chế phát ngôn, quy chế chi tiêu nội bộ, … Các quy định, quy chế này phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, với đặc điểm, tình hình hoạt động của nhà trường và được nhất trí thông qua bởi CBNGNLĐ trong trường.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức (đối với các trường công lập) dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và hội nghị người lao động (đối với các trường ngoài công lập) theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động. Đồng thời, thường xuyên duy trì chế độ giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới; tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các chế độ hội họp, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc (đối với các đơn vị ngoài công lập) theo quy định.

Thực hiện tốt việc công khai các nội dung để CBNGNLĐ, học sinh và nhân dân được biết (chất lượng đào tạo; các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; thu, chi tài chính,..).

4. Hiệu trưởng (các trường công lập) có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đảm bảo thực hiện tốt, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

5. Mỗi CBNGNLĐ phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải là những tấm gương về thực hiện dân chủ.

6. Tăng cường kiểm tra, theo dõi, đánh giá, uốn nắn việc triển khai thực hiện dân chủ trong hoạt động tại nhà trường; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc báo cáo, đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền để xử lý đối với những trường hợp vi phạm dân chủ cơ sở theo quy định./.

Minh Tiến - CĐGD tỉnh Phú Thọ

 

  


Các tin khác
VĂN HÓA ỨNG XỬ NHÀ GIÁO - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ (15/03/2019)
Những khó khăn, thách thức đối với đội ngũ Giáo viên trung học phổ thông hiện nay khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và giải pháp khắc phục (15/03/2019)
(GD&TĐ)Nhân lên những tấm gương “Giỏi việc trường - Đảm việc việc nhà" (08/03/2019)
(GDVN)Nhất định không bao giờ có thầy cô nào chửi học sinh “mặt người óc lợn” (08/05/2018)
(GD&TĐ)Xử lý đúng người, đúng việc vụ “cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh” (06/03/2018)
Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Chuyển từ “lượng” sang “chất” (21/12/2017)
Để tổ chức công đoàn giáo dục không phải là “bánh xe thứ 5" (09/11/2017)
(GD&TĐ)Giáo viên mầm non nhận lương hưu thấp: không thể để lịch sử lặp lại (01/11/2017)
Niềm vui của Mẹ (08/02/2017)
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (25/08/2016)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17688431
Online: 1107
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn