logo Chuyên đề Gương Nhà giáo và Người lao động

Về thăm ngôi trường của tình yêu biển đảo
(02:24, 16/10/2016)

Ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có một ngôi trường từ lâu đã nổi tiếng với bề dày thành tích dạy và học, đó là Trường THCS Lý Tự Trọng. Nhưng nếu chỉ biết tới thành tích học tập mà chưa biết được đây là ngôi trường của tình yêu biển đảo thì quả là thiếu xót và chưa đủ đầy.

 


Cô và trò Trường THCS Lý Tự Trọng trong ngày khai giảng năm học mới

Tình yêu được vun đắp từ kiến thức

Nhớ lại những ngày cách đây vài năm, khi vấn đề biển đảo và chủ quyền đất nước được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giống như mọi người dân Việt Nam yêu nước, các thầy cô giáo ở Trường THCS Lý Tự Trọng bắt đầu cảm nhận rõ trách nhiệm của mình trước một vấn đề lớn của dân tộc.

Phải làm sao để mỗi học trò thêm yêu biển đảo quê hương là câu hỏi lớn dành cho mỗi người làm thầy. Và hơn ai hết các thầy cô giáo Trường THCS Lý Tự Trọng hiểu rằng, phải bắt đầu từ việc trang bị kiến thức đầy đủ cho học sinh về biển đảo. Giải pháp “Tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường THCS” của tập thể giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã ra đời như thế.

Chia sẻ về giải pháp đổi mới này, thầy giáo Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do số lượng bài học về biển đảo trong chương trình sách giáo khoa còn hạn chế, không đủ để giúp học sinh có được cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về những vấn đề biển đảo Việt Nam nên chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp, cách làm khác nhau để bồi đắp kiến thức cho các em.

Biện pháp đầu tiên được nhà trường áp dụng là lồng ghép tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo vào các môn học có khả năng. Ví dụ như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… Ngay từ đầu năm học các nội dung tuyên truyền đã được xác lập theo từng chủ đề, chủ điểm, gắn với từng môn học, bài học. Không chỉ trong các tiết học mà các hoạt động ngoại khóa cũng gắn chặt với những nội dung này.

Đặc biệt, nhà trường đã quan tâm tới việc nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục theo từng khối lớp. Thầy Hiệu trưởng chia sẻ, đối với 8, 9, chúng tôi tận dụng những tiết chào cờ, tập trung vào đầu năm học và các hoạt động trong năm học để cho các lớp bốc thăm chọn đề tài hùng biện, thuyết trình, thuyết minh về các sự kiện diễn ra trên biển Đông, tìm hiểu về Luật biển quốc tế và Việt Nam, tìm hiểu về những vi phạm, xâm phạm chủ quyền, lãnh hải. Còn đối với khối 6,7, các em nhỏ tuổi hơn nên sẽ tổ chức các cuộc thi hát, kể chuyện về biển đảo…

Những lá thư gửi anh bộ đội ngoài đảo xa

Hàng năm, Trường THCS Lý Tự Trọng cũng lựa chọn những chủ đề khác nhau để thực hiện trong năm học. Một trong những hoạt động đó là viết thư gửi cho các anh bộ đội nơi đảo xa. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên vào mỗi dịp đón tết cổ truyền của dân tộc nhằm động viên khích lệ các chiễn sĩ đang giữ gìn biển trời của tổ quốc, cũng là sự kết nối giữa đất liền với biển cả, đồng thời giúp cho các em học sinh thêm gắn bó, thêm yêu quê hương, đất nước.

Chưa hết, vào mỗi dịp quan trọng như kỷ niệm ngày thành lập đoàn TNCSHCM 26/3, đón tết Trung thu, nhà trường đều có các hoạt động gắn liền với tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo như thi làm lồng đèn lấy cảm hứng về Trường Sa, Hoàng Sa, tổ chức các triển lãm, các hội diễn văn nghệ về chủ đề biển đảo.

Là trường đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập, Trường THCS Lý Tự Trọng cũng đã tận dụng thành công các ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác tuyên truyền, giáo dục về biển đảo. Cụ thể, hiện nay nhà trường có 31 webblog lớp, 07 webblog tổ và 1 website chính thức tuyên truyền về biển đảo.

Tận dụng mọi biện pháp để tuyên truyền, trong sân trường THCS Lý Tự Trọng những vị trí trang trọng nhất đều dành cho những tấm pano về biển đảo. Không những thế nhà trường còn đấy mạnh tuyền truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Hơn 20 bài báo, phóng sự truyền hình được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trung ương và địa phương đã minh chứng cho hoạt động này.

Nhìn lại kết quả của một quá trình bền bỉ với những giải pháp sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng cho rằng, những hiểu biết phổ thông về biển, bờ biển, thềm lục địa, về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, những khái niệm phân định ranh giới trong cả học sinh và giảo viên đã thay đổi đáng kể. Đặc biệt khi các vấn đề về biển đảo được hiểu chuẩn xác hơn sẽ giúp các em yêu hơn, có động lực hơn để quyết tâm sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vẫn tiếp tục với những sáng tạo mới, thầy và trò Trường THCS Lý Tự Trọng sẽ còn làm được nhiều hơn nữa, không chỉ là với tình yêu biển đảo.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục

  


Các tin khác
Tình yêu và hành trình “gieo chữ” của thầy Tiến (16/10/2016)
Cô giáo vùng cao và sáng kiến được nhân rộng cả nước (16/10/2016)
Ngời sáng trí tuệ học đường (16/10/2016)
Dự án tích hợp liên môn từ nghệ thuật Tuồng khiến học sinh thích thú (16/10/2016)
Chị Tăng Thị Ngọc Mai – Tấm gương vượt khó (13/10/2016)
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Duyên tấm gương sáng trong giảng dạy (09/09/2016)
Gương cô giáo Nguyễn Thị Vần “Giỏi việc trường – đảm việc nhà” (20/07/2016)
Thầy Vũ Văn Tuấn – Tâm huyết với nghề, làm theo lời Bác, điển hình trong công tác quản lý (20/07/2016)
Cô giáo Bùi Thị Bình - bông hoa giữa đời thường luôn khoe sắc!!! (20/06/2016)
Thầy giáo Bùi Thái Học - Say sưa với chuyên môn, hết lòng vì đội tuyển (20/06/2016)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17686803
Online: 410
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn