NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2024)VÀ 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Văn bản  

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

  CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Số:  216 /CĐN-CSPL

V/v tổng kết 5 năm thực hiện

Luật Công đoàn 2012

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018

         

Kính gửi:

          - Công đoàn các đại học Quốc gia, đại học vùng;

          - Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          - Công đoàn các trường đại học, cao đẳng sư phạm và đơn vị trực thuộc.

 

          Thực hiện Kế hoạch số 58/KH-TLĐ ngày 10/8/2018 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam hướng dẫn Công đoàn các đại học Quốc gia, đại học vùng; Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công đoàn các trường đại học, cao đẳng sư phạm và đơn vị trực thuộc (sau đây gọi là công đoàn các đơn vị) triển khai tổng kết Luật Công đoàn 2012, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Đánh giá khách quan những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quá trình triển khai, tổ chức thi hành Luật Công đoàn 2012 giai đoạn 2013-2018 tại đơn vị.

 - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn.

- Việc tổng kết đảm bảo khách quan và toàn diện; nội dung thiết thực và phản ánh đúng thực tế.

II. Nội dung

Tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện các quy định của Luật Công đoàn 2012 (số liệu tính từ 01/01/2013 đến 30/6/2018) tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

1. Tình hình triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012

- Công tác chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện Luật Công đoàn 2012 tại đơn vị;

- Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012 tới cán bộ, công chức, đoàn viên công đoàn, người lao động tại đơn vị;

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

2. Việc xây dựng Quy chế phối hợp công tác

- Số lượng, chất lượng Quy chế phối hợp công tác của công đoàn với chuyên môn đồng cấp; tác dụng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp;

- Kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện Quy chế phối hợp.

3. Đánh giá kết quả thực hiện các quy định của Luật Công đoàn 2012

3.1. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

- Đánh giá việc thành lập tổ chức công đoàn, trình tự, thủ tục và hoạt động của công đoàn tại đơn vị, những khó khăn và vướng mắc;

- Đánh giá tình hình phát triển đoàn viên tại đơn vị, những khó khăn và vướng mắc;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp.

3.2. Việc thực hiện các quy định của Luật Công đoàn 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm

- Đánh giá tình hình thực hiện thực tế tại đơn vị;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.3. Hệ thống tổ chức, bộ máy và cán bộ công đoàn

- Đánh giá tình hình thực tế về hệ thống tổ chức công đoàn, đội ngũ cán bộ công đoàn tại đơn vị;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.4. Quyền, trách nhiệm của công đoàn

- Quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ về việc ký kết HĐ lao động, HĐ làm việc; thương lượng, ký kết TƯLĐTT và tổ chức đối thoại; tư vấn pháp luật; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của NLĐ và tham gia giải quyết tranh chấp lao động nếu có…):

+ Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện;

+ Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội (Tham gia xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của NLĐ; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua của ngành, địa phương, đơn vị… ):

+ Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện;

+ Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

          - Quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ…):

+ Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện;

+ Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.5. Quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

- Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của đoàn viên công đoàn tại đơn vị;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.6. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn

- Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.7. Những bảo đảm hoạt động công đoàn

- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn và vướng mắc trong việc:

+ Bảo đảm về tổ chức, cán bộ;

+ Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn;

+ Bảo đảm cho cán bộ công đoàn (đánh giá cụ thể việc thực hiện Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân);

+ Bảo đảm về tài chính công đoàn.

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

3.8. Việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn

- Đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị về việc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn;

- Đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị về việc xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn;

- Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành: phù hợp hay chưa phù hợp; cần sửa đổi, bổ sung như thế nào.

 

4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Luật Công đoàn 2012

- Nêu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc;

- Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

5. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012

- Nội dung đề xuất kiến nghị sửa đổi Luật Công đoàn 2012;

- Nội dung đề xuất bổ sung Luật Công đoàn 2012;

- Kiến nghị khác.

III. Tổ chức thực hiện

Căn cứ Công văn này, đề nghị Công đoàn các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện với hình thức phù hợp và gửi báo cáo tổng kết về CĐGD Việt Nam (qua Ban Chính sách - Pháp luật) trước ngày 25/9/2018.

Địa chỉ: Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Số 02, Trịnh Hoài Đức, Hà Nội. Email: chinhsachphapluat@congdoangdvn.org.vn; trang lãnh đạo website CĐGDVN: chinhsachphapluat.

 

Nơi nhận:

- Như trên (để thực hiện);

- Website CĐGD Việt Nam;

- Lưu: VP, CSPL.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Vũ Minh Đức

 

 

 

 

 




 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn