NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2024)VÀ 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Văn bản  

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
KHỐI CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG  HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
 
 
 
 
Số: 23 /QC - CĐN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 
        Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015
 
QUY CHẾ
Hoạt động của Khối thi đua các Công đoàn ngành Trung ương
hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang

 

Căn cứ Quyết định số 1564/QĐ-TLĐ ngày 24/12/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn; Hướng dẫn số 650/HD-TLĐ ngày 29/4/2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về hoạt động của Cụm, Khối thi đua trong hệ thống Công đoàn Việt Nam;

Khối thi đua các Công đoàn ngành Trung ương hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang gồm các thành viên:

1. Công đoàn Giáo dục Việt Nam;

2. Công đoàn Quốc phòng;

3. Công đoàn Viên chức Việt Nam;

4. Công đoàn Công an nhân dân;

5. Công đoàn Y tế Việt Nam.

Khối thi đua thống nhất ban hành quy chế hoạt động như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Điều 1. Quy định chung

 Quy chế hoạt động của Khối thi đua nhằm đảm bảo cho hoạt động của Khối theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (gọi tắt là Tổng Liên đoàn); đồng thời phát huy những sáng kiến, đổi mới trong công tác chỉ đạo phong trào thi đua của mỗi đơn vị, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua trong tổ chức Công đoàn, cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ công tác trong năm, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.

Điều 2. Nhiệm vụ của Khối thi đua

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, nội dung thi đua trong Khối và xây dựng các tiêu chí thi đua giữa các đơn vị thành viên; tổ chức đăng ký các chỉ tiêu thi đua, ký kết giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ theo đặc thù của mỗi đơn vị và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam.

2. Xây dựng tiêu chí chấm điểm theo các nội dung thi đua, bình xét thi đua, suy tôn đơn vị dẫn đầu, đơn vị xuất sắc trong Khối đề nghị Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua.

3. Căn cứ vào các chỉ tiêu thi đua và bản ký kết giao ước thi đua để bình xét thi đua hàng năm; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo giữa các Công đoàn thành viên trong Khối và giữa Khối thi đua với Tổng Liên đoàn.

Điều 3. Những nội dung phải thảo luận và thống nhất giữa các thành viên trong Khối

1. Quy chế hoạt động;

2. Nội dung, tiêu chí thi đua;

3. Thang điểm để chấm điểm thi đua;

4. Kế hoạch, chương trình hoạt động của Khối trong năm;

5. Báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua của Khối;

6. Đánh giá, chấm điểm và bình xét suy tôn đơn vị dẫn đầu, đơn vị xuất sắc đề nghị Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua.

Điều 4. Nhiệm vụ của Khối trưởng

1. Chủ trì dự thảo, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động; chương trình, kế hoạch hoạt động của Khối và kế hoạch thực hiện một số chương trình đặc thù; các chỉ tiêu thi đua và tiêu chí chấm điểm thi đua; chủ trì xây dựng dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết của Khối thi đua;

2. Chủ trì, điều hành các hoạt động của Khối theo chương trình, kế hoạch trong quy chế hoạt động; đôn đốc các đơn vị thành viên tổ chức phát động thi đua và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua giữa các đơn vị thành viên;

3. Chủ trì các hội nghị: Ký kết giao ước thi đua; sơ kết, tổng kết thi đua của Khối trong năm;

4. Chủ trì công tác bình xét, suy tôn giữa các đơn vị thành viên và làm các thủ tục đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng theo quy định;

5. Chuyển giao nhiệm vụ Khối trưởng theo chế độ luân phiên hàng năm  (Khối Phó thi đua của năm trước sẽ là Khối trưởng của năm sau).

6. Tổ chức việc kiểm tra chéo (khi có điều kiện thực hiện).

Điều 5. Nhiệm vụ của Khối Phó

1. Thay mặt, giúp Khối trưởng giải quyết, điều hành các công việc khi được Khối trưởng uỷ quyền.

2. Phối hợp với Khối trưởng:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, chỉ tiêu thi đua hàng năm và chuẩn bị cho các hội nghị của Khối;

- Tổng hợp báo cáo sơ kết công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết năm của Khối;

- Bố trí địa điểm cho các Hội nghị sơ kết, tổng kết của Khối.

3. Nhận nhiệm vụ Khối trưởng do Khối trưởng năm trước bàn giao; giới thiệu đơn vị khác để các thành viên bầu làm Khối phó.

Điều 6. Nhiệm vụ của bộ phận Thường trực Khối

1. Tham mưu, chuẩn bị nội dung các hội nghị, hội thảo;

2. Chịu sự phân công điều hành của Khối trưởng và Khối phó;

3. Tham mưu, giúp việc cho Khối trưởng, Khối phó trong xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết năm.

Điều 7. Nhiệm vụ của các đơn vị thành viên trong Khối

1. Chủ động, tích cực tham gia ý kiến xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch, chương trình công tác; báo cáo sơ kết, tổng kết chung của Khối;

2. Tổ chức tốt các phong trào thi đua ở đơn vị mình; tự chấm điểm các tiêu chí theo biểu điểm và tham gia bình xét khen thưởng của Khối;

3. Tham gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chéo giữa các đơn vị theo kế hoạch của Khối;

4. Chấp hành nghiêm túc quy chế hoạt động của Khối;

5. Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hoạt động của Khối và sự phân công của Khối trưởng;

6. Tham gia đầy đủ các hoạt động, các hội nghị của Khối;

7. Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Khối thi đua;

8. Thực hiện đăng ký thi đua và bình xét thi đua.

Điều 8. Tổ chức hội nghị hàng năm

1. Nội dung

a) Bàn bạc thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động trong năm, nội dung chỉ tiêu thi đua, bổ sung sửa đổi quy chế hoạt động...;

b) Thảo luận thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong năm, phương hướng nhiệm vụ giao ước thi đua của năm tiếp theo;

c) Bình xét, suy tôn các đơn vị dẫn đầu và đề nghị khen thưởng theo quy định; bầu Khối phó khi hết năm và chuyển giao nhiệm vụ.

2. Thành phần dự

a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch, đại diện Ban Chính sách - Pháp luật, đại diện Văn phòng các Công đoàn ngành Trung ương hành chính sự nghiệp và Lực lượng vũ trang;

b) Bộ phận Thường trực của các Công đoàn hoặc cán bộ theo dõi công tác thi đua khen thưởng và các thành phần khác theo quyết định của Khối trưởng.

3. Thời gian

a) Tổ chức hội nghị sơ kết vào tháng 7 hàng năm;

b) Tổ chức hội nghị tổng kết hàng năm vào tháng 12 và ký giao ước thi đua của năm sau vào tháng 01 hàng năm.

Điều 9. Chế độ báo cáo

1. Duy trì báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm các đơn vị thành viên trong Khối gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giao ước thi đua gửi về Khối trưởng. Khối trưởng có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Tổng Liên đoàn. Cuối năm các đơn vị phải gửi bản tự chấm điểm thi đua theo các chỉ tiêu đăng ký thi đua để Khối thẩm định, đánh giá và bình xét.

2. Thời gian gửi báo cáo

a) Báo cáo sơ kết 6 tháng gửi trước ngày 20/6 hàng năm;

b) Báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 20/12 hàng năm.

Điều 10. Quan hệ công tác

1. Đối với Tổng Liên đoàn: Khối thi đua chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn;

2. Đối với các thành viên trong Khối là quan hệ phối hợp, hoạt động theo quy chế và theo sự điều hành chung của Khối trưởng, Khối phó.

Điều 11. Bình xét thi đua

1. Khối thi đua chỉ bình xét, suy tôn đơn vị dẫn đầu, đơn vị xuất sắc trong Khối và đề nghị Tổng Liên đoàn tặng cờ thi đua cho các thành viên trong Khối; không bình xét đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác.

2. Thang điểm để chấm điểm các chỉ tiêu thi đua hàng năm là 100 điểm (có phụ lục kèm theo)

Đơn vị được đề nghị tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối và Cờ thi đua xuất sắc là những đơn vị đạt 95 điểm trở lên và được các đơn vị trong Khối thống nhất bình chọn, suy tôn. Việc bình chọn, suy tôn được thực hiện thông qua biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.

Điều 12. Về tài chính đảm bảo hoạt động

Kinh phí đảm bảo cho các hoạt động chung của Khối như tổ chức các hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết, cuộc họp phát động phong trào thi đua chung do Khối trưởng đảm nhận.

Điều 13. Sử dụng con dấu và ký tên chức danh:

1. Khối trưởng sử dụng con dấu của Công đoàn ngành

2. Khối trưởng, Khối phó ký tên chức danh Khối trưởng, Khối phó và được dùng cụm từ “thay mặt Khối thi đua” viết tắt là: “TM. KHỐI THI ĐUA”.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Các Công đoàn trong Khối giao cho bộ phận theo dõi công tác thi đua, có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo các đơn vị về công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Khối thi đua; thường xuyên giữ mối thông tin với bộ phận Thường trực thi đua của Khối và với các Công đoàn trong Khối.

Điều 15. Quy chế hoạt động này đã được Hội nghị Khối thi đua 5 Công đoàn ngành Trung ương hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang thống nhất thông qua ngày 21 tháng 01 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày ký. Sau hội nghị tổng kết thi đua của Khối từng năm, Khối trưởng bàn giao cho Khối phó đảm nhận nhiệm vụ Khối trưởng của năm kế tiếp và tiến hành bầu Khối phó của năm tiếp theo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có các vấn đề mới nảy sinh cần được bổ sung, thì phản ánh tới Khối trưởng tổng hợp và lấy ý kiến của các thành viên để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 
Nơi nhận:
- Tổng LĐLĐVN (để báo cáo);
- Các thành viên trong Khối (để thực hiện);
- Lưu: VT CĐGDVN.
TM. KHỐI THI ĐUA
KHỐI TRƯỞNG
 
 
(Đã ký)
 
Phạm Văn Thanh
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

 




 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn