logo Tin hoạt động Tin từ các trường ĐH, CĐ và các đơn vị trực thuộc

Công đoànTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) tổ chức tọa đàm “Đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu”
(23:32, 04/01/2018)

Ngày 26/12/2017, Công đoànTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) tổ chức tọa đàm “Đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu”.

Tham dự tọa đàm có TS. Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch Công đoàn ĐHQGHN), GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường), PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường), các đồng chí Thường vụ Công đoàn Trường   , Ban Chấp hành công đoàn bộ phận và đông đảo các công đoàn viên, sinh viên Nhà trường.

Các ý kiến trao đổi tại tọa đàm xoay quanh các vấn đề về đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy; những khó khăn và thách thức trong quá trình đổi mới; nhu cầu của sinh viên đối với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn  (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) trình bày báo cáo về những thách thức và khó khăn trong đổi mới giảng dạy và nghiên cứu

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn trình bày báo cáo về “Những thay đổi về quy chế đào tạo và những giải pháp nhằm thích ứng trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐHKHXH&NV”. Báo cáo đi sâu phân tích những khó khăn và thách thức mà Nhà trường phải đối mặt khi Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành đặt ra yêu cầu về bài báo nghiên cứu quốc tế đối với nghiên cứu sinh. Yêu cầu mới này đặt ra những vấn đề về tiêu chuẩn của nghiên cứu sinh, tiêu chuẩn người hướng dẫn, tiêu chuẩn của Hội đồng cấp bằng và tất cả thủ tục từ đầu vào đến đầu ra đều phải đạt chuẩn. Do đó, việc Nhà trường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nghiên cứu sinh trong năm tới là hoàn toàn có cơ sở.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đề xuất một vài giải pháp để mở ra những cơ hội công bố quốc tế cho các giảng viên: chuyển dịch tiếng Anh các bài báo, bài nghiên cứu có chất lượng trong nước và gửi đăng cho các tạp chí uy tín; thay vì nghiên cứu và xuất bản độc lập, các giảng viên có thể tập hợp thành các teamwork - làm việc nhóm và xuất bản chung; tận dụng mọi cơ  hội để thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước, các lớp tập huấn giảng dạy, cũng như trao đổi phương pháp với các đồng nghiệp khác để nâng cao năng lực cá nhân của bản thân và có cơ hội được tiếp xúc với những cách thức giảng dạy mới hơn…

TS. Nguyễn Văn Lượt (Chủ tịch Công đoàn Khoa Tâm lí học) trình bày báo cáo về những khó khăn, thách thức trong giảng dạy và nghiên cứu nhìn từ góc độ Tâm lí học. Tiến sĩ Lượt chỉ rõ việc đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu gặp phải một số khó khăn như: chưa có chính sách khuyến khích chung đối với việc đổi mới nên ít tạo được động lực cho giảng viên duy trì cách thức giảng dạy mới của mình; cơ sở vật chất (công nghệ, internet,..) cũng chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu về đổi mới. Vì thế, TS. Nguyễn Văn Lượt hi vọng rằng, thời gian tới lãnh đạo Nhà trường sẽ có những nâng cấp cần thiết về cơ sở vật chất để động viên các thầy cô không ngừng sáng tạo, đổi mới trong cách thức giảng dạy.

Sinh viên Trần Quốc Long (K60 Khoa học Quản lý) đại diện cho sinh viên hệ chính quy trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhìn từ phía sinh viên Nhà trường. Khảo sát đã chỉ ra một số kết quả đáng chú ý như: 74,6% sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy của các thầy cô ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả học tập của sinh viên; 91% các bạn được hỏi cho rằng các phương pháp giảng dạy hiện nay đều cần có sự đổi mới và sáng tạo để sinh viên tiếp thu được nhiều hơn những kiến thức ở trong bài giảng. Từ đó, báo cáo đề xuất ba phương pháp giúp nâng cao hiệu quả tích cực đối với sự tiếp thu kiến thức của sinh viên gồm: làm việc nhóm, đóng vai và thực tế. Tất cả các phương pháp này sẽ giúp sinh viên thực hành được nhiều kỹ năng, có thêm hiểu biết và đặc biệt là hứng thú hơn trong học tập.

Các ý kiến đã đề cập thẳng thắn về thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, phân tích cụ thể những thuận lợi, khó khăn và đề ra những giải pháp khắc  phục những khó khăn hạn chế.  Qua đây, nhiều kinh nghiệm hay được chia sẻ, nhiều ý tưởng mới được gợi mở.

Tổng kết tọa đàm, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) đã đánh giá cao những ý kiến trao đổi tại toạ đàm và khẳng định thêm: để có thể đổi mới, điều đầu tiên, Nhà trường và các đơn vị cần xác định rõ vị thế của mình đang ở đâu để có mục tiêu và lộ trình đổi mới cho phù hợp. Để làm được việc đó, vai trò của những người lãnh đạo là vô cùng quan trọng, khi họ chính là những người định hướng và dẫn dắt các cá nhân khác. Vì vậy, trong thời gian tới, lãnh đạo từng đơn vị nói riêng và toàn thể các giảng viên nói chung đều phải tự ý thức được vai trò của mình trong việc đưa công tác giảng dạy và nghiên cứu của Nhà trường lên một tầm mới hiện đại hơn và hiệu quả hơn.

                  Công đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

 

 

  


Các tin khác
Đại hội Đại biểu Công đoàn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lần thứ XXXIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022 (01/01/2018)
Đại hội đại biểu Công đoàn Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội ghi nhiều dấu ấn đổi mới (01/01/2018)
Công đoàn bộ phận Giảng viên 2 Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội giao lưu văn nghệ mừng đại hội Công đoàn trường (01/01/2018)
Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Trường Đại học Đồng Tháp lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2017 - 2022 (26/12/2017)
Đêm giao lưu – văn nghệ giữa Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa và CBBGV, SV Tr CĐSPTW Nha Trang (22/12/2017)
Công đoàn Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội (21/12/2017)
Công đoàn trường Dự bị đại học DTTƯ Nha Trang: Trợ giúp đoàn viên bị thiệt hại do bão số 12 (21/12/2017)
Hội nghị Đại biểu Người lao động trường ĐH Lạc Hồng năm học 2017 - 2018 (21/12/2017)
Thi đấu Giáo hữu cầu long chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023 (21/12/2017)
Công đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ (2014 – 2019) (19/12/2017)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17719955
Online: 1880
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn