logo Tư vấn pháp luật Trao đổi kinh nghiệm

Chúng tôi không ngừng hoàn thiện mình
(21:20, 21/10/2011)

(GD&TĐ)- Bàn về lối sống, phẩm chất đạo đức của nữ nhà giáo hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng vẫn hội tụ ở 5 chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước; hình thành từ khi đang còn học tập và nghiên cứu trong nhà trường, phẩm chất, lối sống của nữ nhà giáo tiếp tục được rèn luyện trong công tác, trong gia đình và các hoạt động xã hội. 

Hàng năm, Công đoàn giáo dục các cấp luôn duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và cuộc vận động “Hai không”; phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học; tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, đổi mới phương pháp dạy và học,...

Cùng với các cuộc vận động: “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... chính là để các nữ cán bộ- nhà giáo trong ngành bộc lộ, phát huy, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong công tác cũng như trong cuộc sống thường nhật. 

Là tấm gương cho học trò noi theo

TS. Đỗ Thuý Mùi

TS. Đỗ Thúy Mùi- Phó trưởng Ban nữ công-Giảng viên - trường ĐH Tây Bắc chia sẻ: Mình luôn tâm niệm rằng dạy học bằng trí tuệ, bằng trái tim, bằng tất cả tình yêu đối với nghề dạy học nên bản thân luôn luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức để trở thành một nhà giáo, một tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên của mình noi theo. 

Khi lên lớp, để có bài giảng hay phải luôn luôn chuẩn bị bài tốt, thật chu đáo, phải đào sâu kiến thức và luôn phải đổi mới phương pháp dạy học. Làm thế nào đó để cho sinh viên luôn cảm thấy hứng thú, biết phát huy trí tuệ và năng lực, chủ động trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mỗi một giờ dạy, đều phải giao bài tập cho sinh viên để học bày tỏ quan điểm riêng của mình. Trên cơ sở đó, giảng viên có thể hướng dẫn cho các em cách thức học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó phải hoàn thiện các kĩ năng ứng dụng CNTT vào bài giảng để cho bài học sinh động hơn.  

Về cách sống, theo chị, luôn phải sống đúng mực, chân thành, thương yêu hết lòng học trò của mình. Xuất phát từ hoàn cảnh của sinh viên. Chị Mùi cho biết, bản thân có rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nên chị luôn giúp đỡ, chia sẻ với các em không chỉ về mặt tinh thần và cả về vật chất. Chị đã giúp các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về chỗ ở. Xuất phát từ niềm tin đối với cô giáo nên sinh viên của chị thường xuyên chia sẻ những khó khăn trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày trong gia đình và ngoài xã hội. 

Có nhiều sinh viên cũ của mình, khi tốt nghiệp ra trường và đã thành đạt thường xuyên gọi điện về chia sẻ rằng hình ảnh, tấm gương của cô mãi mãi là tấm gương để các em học tập, noi theo trong công việc và trong cuộc sống, chúng em đã và đang làm theo những gì cô dạy, chị Mùi chia sẻ. 

  Là tấm gương cho con cái học tập 

PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

 

PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt- Phó Hiệu trưởng- Chủ tịch Công đoàn trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh cho rằng: quan niệm người phụ nữ ‘trung hậu- đảm đang’ của thời trước vẫn còn nguyên tính thời sự, song chưa đủ nếu đặt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa”.

“Tuy nhiên, sẽ là một hạn chế nếu phụ nữ hiện nay chỉ chú trọng vào nuôi dạy con cái hoặc nếu quá chú trọng vào công việc mà xem nhẹ vế gia đình thì cũng là cách sống không ổn”.  

Theo chị Nguyệt, phụ nữ ngày nay phải phấn đấu hết mình trong công việc. Song, bên cạnh đó, gia đình vẫn là nền tảng. "Con cái ngoan ngoãn, gia đình ổn định mới là giá trị bền vững và căn bản nhất để người phụ nữ hiện nay lấy làm cơ sở phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp". Đồng thời khẳng định, phụ nữ hiện nay phải cân bằng cả hai bên gia đình và sự nghiệp.  

Chị chia sẻ, bản thân chị, trong ngày thứ 7 cuối tuần phải dành cho gia đình. Trong đó, bữa cơm gia đình có ý nghĩa hết sức đặc biệt, ấm cúng, được chị thường xuyên chăm chút cho các thành viên trong gia đình; "để từ đó, củng cố tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình vốn ít có thời gian sum họp trong xã hội hiện đại". Chị Nguyệt gọi cách sống này là giữ gìn nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 

Về nếp sống, chị Nguyệt cho biết, là nữ nhà giáo, mình giữ thái độ khá nghiêm khắc đối với cả học trò và con cái. Nhằm mục đích, đưa thế hệ trẻ vào nề nếp sinh hoạt khoa học, tích cực, luôn tuân thủ giờ giấc trong sinh hoạt gia đình và trong công việc. Trong cách ứng xử, phụ nữ phải gương mẫu cho thế hệ trẻ thấy được rằng: phải tôn trọng thầy cô, cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi, những người đi trước.

Bên cạnh đó, theo chị, nữ nhà giáo hiện nay cũng phải chú ý đến lời ăn, tiếng nói, quan hệ đồng nghiệp… và cả cách ăn mặc khi đến trường, lên lớp phải chỉn chu, gọn gàng không cầu kì diêm dúa nhưng tuyệt đối không được xuề xòa để thể hiện sự tôn trọng người khác và sự tự tôn trọng bản thân của người phụ nữ.  


Tự hoàn thiện mình 

PGS.TS Trương Thị Bích Phượng

 

Cùng quan điểm với TS. Đỗ Thúy Mùi, PGS.TS Trương Thị Bích Phượng- Trưởng ban nữ công ĐH Huế cho rằng: nghề giáo đòi hỏi phải có lòng yêu nghề, yêu công việc, yêu học trò. 

Trình độ của nữ nhà giáo hiện nay rất quan trọng trong công tác và trong cuộc sống. Trong đó, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) đóng vai trò chủ chốt hình thành tri thức và kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sống cho chị em để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong NCKH, chị em phải luôn luôn cố gắng, khắc phục khó khăn tự mình phấn đấu vươn lên và phải kiên trì, liên tục, bền bì phấn đấu để vươn lên trong nghề nghiệp, trong cuộc sống. 

PGS.TS Trương Thị Bích Phượng chia sẻ, bản thân là một giảng viên ĐH, trước đây ngoài công việc ở nhà, lên lớp đã rất là bận rộn lại còn phải NCKH nên muốn hoàn thành công việc đòi hỏi phải có nghị lực để vượt qua khó khăn, thách thức. "trong chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, luôn đòi hỏi giảng viên phải tự nâng cao trình độ. Do vậy, nếu không muốn bị chậm tiến, phải NCKH". 

Bên cạnh sự nghiệp, tất cả chị em là nữ nhà giáo còn có gia đình, còn có thiên chức làm vợ-làm mẹ nên luôn phải cố gắng phấn đấu để hoàn thiện bản thân mình, hoàn thành trách nhiệm của một nữ nhà giáo- một người vợ đối với gia đình và xã hội. Phải có kế hoạch thời gian hết sức khoa học dành cho gia đình và cho công việc.  

NCKH là một quá trình, đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ và thời gian. Chính vì vậy PGS.TS Trương Thị Bích Phượng cho rằng, ngay khi còn là sinh viên, đang học tập, nghiên cứu trong các trường sư phạm, các nữ nhà giáo tương lai phải nỗ lực cố gắng đạt được kết quả học tập tốt nhất.  


Không ngừng hoàn thiện mình           

Th.s Nguyễn Thị Lệ Hương

Th.s Nguyễn Thị Lệ Hương- Trưởng ban nữ công- Giảng viên trường ĐH Kinh tế- ĐH Huế còn rất trẻ. Hương chia sẻ: là nữ giảng viên trẻ, cần sớm hoàn thiện trình độ chuyên môn để nhanh chóng thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Muốn nâng cao trình độ, không có cách nào khác ngoài NCKH.  

Theo Hương, NCKH không chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho giảng dạy, mà còn giúp bản thân nâng cao năng lực, kĩ năng nghiên cứu, giao tiếp- ứng xử. NCKH giúp cho giảng viên trẻ có nền tảng tri thức tốt để bài giảng phong phú hơn. 

 Hương cho biết, là giảng viên trẻ, mình tích cực tham gia các hoạt động xã hội khi có điều kiện, công tác xã hội giúp mình phát triển nhiều kĩ năng trong cuộc sống, trong công tác. Là nữ nhà giáo nên mình rất coi trọng kĩ năng ứng xử, cách ăn nói với đồng nghiệp, đồng nghiệp lớn tuổi, với sinh viên. Đồng thời nhận định, một trong những phẩm chất cần có của nữ nhà giáo hiện nay, ngoài "năng động sáng tạo" cần thêm những kĩ năng xã hội khác.

 

                                                                                                                     Việt Hà 

 

  


Các tin khác
Nhà giáo và lao động ngành Giáo dục nửa nhiệm kỳ phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam và Đại hội XIII Công đoàn Giáo dục Việt Nam (28/09/2011)
Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, xin trân trọng giới thiệu bài viết: "Tầm vóc lịch sử và hiệu ứng xã hội của cách mạng tháng Tám năm 1945" của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương: (18/08/2011)
KỈ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2011) (27/07/2011)
Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo “Chương trình các môn học” (01/11/2010)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17721288
Online: 2471
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn